Diễn đàn của chi hội sinh viên Gò Công
Chào mừng bạn đến với diễn đàn của chi hội sinh viên Gò Công.

Join the forum, it's quick and easy

Diễn đàn của chi hội sinh viên Gò Công
Chào mừng bạn đến với diễn đàn của chi hội sinh viên Gò Công.
Diễn đàn của chi hội sinh viên Gò Công
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nét Chung về Gò Công - Thị xã Gò Công

2 posters

Go down

Nét Chung về Gò Công - Thị xã Gò Công Empty Nét Chung về Gò Công - Thị xã Gò Công

Bài gửi by hvanthuc Mon May 17, 2010 12:41 pm

Giới thiệu chung về Gò Công Có hai thuyết định nghĩa danh từ Gò Công
Thuyết thứ nhất:

Vào thời chúa Nguyễn Phúc Tần định cuộc di dân nam tiến thì người dân Việt Nam mới vào định cư vùng này.Lúc này Gò Công là nơi rừng rậm chưa
có người ở .Đặc biệt tại xứ này có một cái gò cao và có nhiều giống chim Công nên được gọi là Gò Công từ đó

Khi vua Minh Mạng ra lệnh cho các quan địa phương đổi tên Nôm Na các tỉnh thành chữ Nho cho tao nhã thì Gò Công có tên là Khổng Tước Nguyên

Thuyết thứ hai:

Lần đầu tiên tại xứ này có một bà tên là Thị Công đến lập quán bán thức ăn cho dân khai thác đồn điền .Lần hồi thì thấy Gò Công là nơi dễ sinh sống nên dân chúng thành lập làng mạc .Số người ở ngày càng đông do đó dân địa phương quen gọi là quán Bà Công đến sau trở thành một địa danh vắn tắt là Gò Công
.
Gò Công trước thời cận đại là một nơi hoang vu không tên có nhiều rừng núi và cọp hùm thuộc nước Thuỷ Chân Lạp (Khmer)
Thị xã Gò Công là 01 trong 09 đơn vị hành chính của tỉnh Tiền Giang, có vị trí là đô thị trung tâm của khu vực phía đông tỉnh Tiền Giang với 03 hướng giao lưu kinh tế: phía bắc thị xã Gò Công là điểm trung chuyển quan trọng của tuyến giao thông nối liền Tiền Giang với thành phố Hồ Chí Minh thông qua quốc lộ 50; phía đông là giao điểm của 02 hướng: ra biển Đông, đến cảng Vàm Láng và vùng phát triển du lịch biển Tân Thành; phía tây nối liền thành phố Mỹ Tho.

Thực hiện chủ trương khuyến khích đầu tư của tỉnh, trong những năm qua các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đã đến tìm kiếm cơ hội và thực hiện
thành công một số dự án đầu tư, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng thị xã Gò Công ngày càng giàu đẹp. Nhằm phát triển công nghiệp ổn định
và bền vững gắn với phát triển đô thị giai đoạn 2006-2010, Ủy ban nhân dân thị xã Gò Công đang triển khai thực hiện Quyết định số 3902/QĐ-UBND
của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Long Hưng, diện tích
22,48 ha tại ấp Hưng Thạnh, xã Long Hưng, thị xã Gò Công với các lĩnh vực khuyến khích đầu tư như: Công nghiệp hàng tiêu dùng, cơ khí, điện,
điện tử, công nghệ thông tin, hóa chất...

Với mục tiêu xây dựng thị xã Gò Công ngày mai tươi đẹp hơn; với tiềm năng về đất đai, nguồn nhân lực và truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời.
Thị xã Gò Công cam kết thực hiện nguyên tắc cởi mở, thân thiện, tin cậy, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư đến khảo
sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư vào cụm công nghiệp Long Hưng để làm giàu cho mình và góp phần làm giàu cho địa phương. Mọi chi tiết xin liên hệ
Phòng Công nghiệp và Khoa học-Công nghệ thị xã - Điện thoại: 073.842496, ĐTDĐ: 0988218475

Mong rằng nhiều nhà đầu tư sẽ đến với thị xã Gò Công, thực hiện các dự án đầu tư với quy mô ngày càng lớn và nhất định các bạn sẽ thành công.
Xin chúc các bạn, các nhà đầu tư luôn hạnh phúc và thành đạt .

Nguyễn Văn Minh
Chủ tịch UBND Thị xã Gò Công

Các lĩnh vực khuyến khích đầu tư vào cụm công nghiệp Long Hưng - TX Gò Công
1.Công nghiệp hàng tiêu dùng:
- Công nghiệp dệt may: sản xuất sợi, len, vải cao cấp, may xuất khẩu.
- Sản xuất giày, dép xuất khẩu.
- Công nghiệp giấy (sản xuất từ bột giấy): giấy in, giấy bao bì.
- Chế biến nông sản, thực phẩm : đường, sữa, bánh kẹo, dầu ăn, đồ hộp hoa quả
- Công nghiệp nhựa (sản xuất từ hạt nhựa): phụ tùng, chi tiết, đồ gia dụng và các sản phẩm từ nhựa cho ngành công nghiệp khác.
- Công nghiệp gốm sứ - thủy tinh: gốm sứ thủy tinh cao cấp, sứ cách điện, pha lê,...
2.Cơ khí:
- Chế tạo thiết bị, phụ tùng phục vụ nông nghiệp, chế biến lương thực, thực phẩm; phục vụ đánh bắt, chế biến thủy hải sản.
- Chế tạo máy động lực, phụ tùng máy động lực.
- Chế tạo thiết bị, phụ tùng cho các ngành: xây dựng, giao thông vận
tải và các ngành khác.
3.Điện, điện tử, công nghệ thông tin:
- Sản xuất thiết bị điện tử công nghiệp, y tế, đo lường, điều khiển tự động và thiết bị chuyên dùng khác.
- Sản xuất linh kiện, phụ kiện, vật liệu điện tử.
- Sản xuất thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị văn phòng, thiết bị tin học và sản phẩm điện tử dân dụng.
4.Hóa chất:
- Sản xuất hóa mỹ phẩm, dược phẩm, thuốc vi sinh.

CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH THUỘC THỊ XÃ GÒ CÔNG

THỊ XÃ GÒ CÔNG
Thị xã Gò Công ở trung tâm phía đông của tỉnh Tiền Giang. Phía đông, phía nam và phía đông bắc giáp Huyện Gò Công Đông. Phía tây và phía tây
bắc giáp Huyện Gò Công Tây. Diện tích tự nhiên 32,1 km2. Dân số: 53.699 người.
Trong đó: 25.995 nam
27.704 nữ
Mật độ 1.673 người/km2
Phân bố địa bàn cư trú:
Khu vực thị trấn, thị tứ: 34.114 người
Nông thôn: 19.585 người(1).
Thị xã được chia thành 4 phường (1, 2, 3 và 4) và 4 xã (Long Chánh, Long Hoà, Long Hưng và Long Thuận).

Thị xã có đường Quốc lộ 50 đi qua, nối với thành phố Hồ Chí Minh cách 60 km về phía bắc, nối với thành phố Mỹ Tho cách 35 km về phía tây và có các đường tỉnh lộ đi về các thị trấn ven biển cách 15 km về phía đông. Rạch Gò Công bắt nhánh từ sông Vàm Cỏ, bao quanh phía bắc thị xã và chảy qua nội thị theo hướng bắc-nam nối với các kênh rạch khác đi ra sông Tiền. Với vị trí địa lý và hệ thống giao thông thuỷ bộ thuận tiện, thị xã Gò
Công ngày càng phát huy vị trí đô thị trung tâm phía đông của tỉnh Tiền Giang.

Địa bàn thị xã cũng trải qua nhiều thay đổi về địa lý hành chính. Tại trung tâm thị xã ngày nay, trước kia là hai làng Bình Thuận Đông và Bình Thuận Tây. Năm 1836, đổi tên là làng Thuận Tắc và Thuận Ngãi, thuộc tổng Hòa Lạc. Thời Pháp thuộc, hai làng Thuận Tắc là Thuận Ngãi nhập lại gọi là làng Thành Phố.

Năm 1840, dưới triều vua Minh Mạng vùng đất này là huyện lỵ của huyện Tân Hoà, thuộc phủ Hoà Thạnh, tỉnh Gia Định; năm 1852 lại nhập vào phủ
Tân An vẫn thuộc tỉnh Gia Định. Sau hiệp ước Nhâm Tuất 1862, thực dân Pháp vẫn giữ Gò Công là huyện lỵ của huyện Tân Hoà. Từ năm 1867 là Châu thành Gò Công của khu T ham biện Tân Hoà thuộc tỉnh Sài Gòn. Từ năm 1924, tỉnh lỵ của tỉnh Gò Công đặt tại làng Thành Phố. Khi Pháp tái
chiếm Gò Công (10/1954) đây vẫn là tỉnh lỵ. Sau hiệp định Genève, từ 1958 đến 1963 là quận lỵ của quận Gò Công thuộc tỉnh Định Tường. Từ năm
1964 đến 30-4-1975 là tỉnh lỵ của tỉnh Gò Công.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, chính quyền cách mạng vẫn đặt thị xã Gò Công là tỉnh tỵ của tỉnh Gò Công. Sau ngày 30-4-1975, thị xã Gò Công được tổ chức đầy đủ các cơ quan hành chính, tổ chức và đoàn thể cách mạng. Từ năm 1976, khi Gò công và Mỹ Tho hợp nhất thành tỉnh Tiền Giang, tên gọi thị xã Gò Công chỉ tồn tại một thời gian ngắn, sau đó được gọi là thị trấn của huyện Gò Công, rồi là thị trấn của huyện Gò Công Đông.

Ngày 16/2/1987,theo quyết định số 37/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thành lập thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang.

Trong những năm đầu thế kỷ XX, Gò Công vẫn là một tỉnh lỵ nhỏ, nhiều nét cổ xưa, đường phố hẹp, ngắn, những dãy phố với mái ngói âm dương, những tiệm buôn bán có biển hiệu chữ Hoa, chữ Việt liền kề, bến xe ngựa, bến xe ca, bến xe tải, bến đò còn vắng khách, nhà lồng chợ thoáng đãng,
buổi tối đường phố vẫn còn thắp đèn dầu. Năm 1936, xây dựng nhà máy nước, năm 1937 mới xây dựng nhà máy điện công suất nhỏ. Một vài cơ sở
tiểu thủ công nghiệp nhỏ như xay xát lúa gạo, sửa chữa xe nhỏ. Chợ Gò Công thành lập năm 1917, chủ yếu buôn bán lúa gạo và các sản vật địa
phương.

Trên mảnh đất này đã từng diễn ra nhiều sự kiện lịch sử. Năm 1861-1862 những đội quân chống Pháp của ba tỉnh miền Đông về tụ nghĩa dưới ngọn cờ của Bình tây Đại Nguyên soái Trương Định. Tháng 3-1963, nghĩa quân Trương Định đã anh dũng chống lại cuộc tấn công qui mô của liên quân Pháp-Tây Ban Nha. Tháng 8-1964, mảnh đất này là nơi an nghỉ cuối cùng của người anh hùng dân tộc Trương Định. Người dân địa phương còn ghi nhận công lao của bà Trần Thị Sanh, người vợ thứ của Trương Định, là một người giàu tinh thần yêu nước, bà từng là nguồn hậu cần lớn của cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Trương Định.
Những năm đầu thế kỷ XX, P han Bội Châu, P han Châu Trinh đã từng đến Gò Công khơi dậy tinh thần yêu nước của nhân sĩ trí thức ở đây. Nhân sĩ Huỳnh Đình Điển cùng một số người quê Gò Công đã tích cực tham gia phong trào Minh Tân. Ông là người ủng hộ Phan Chu Trinh trên nhiều lĩnh vực.
Năm 1927, đây cũng là nơi tỉnh hội Việt Nam t hanh niên Cách mạng đồng chí hội tỉnh Gò Công lập trụ sở, mở cơ sở kinh tế và hoạt động. Năm
1930, tại đây đã xuất hiện cờ đỏ, truyền đơn báo hiệu Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời. Tháng 8-1945, nơi đây chứng kiến cuộc mít tinh chào
mừng Cách mạng thành công và sự ra mắt của Chính quyền Cách mạng tỉnh Gò Công. Tháng 8-1954, tại đây đã diễn ra cuộc mít tinh chào mừng Hiệp định Genève của hơn 20.000 nhân dân Gò Công tạo nên tiếng vang lớn trong vùng. Tết Mậu Thân năm 1968, lực lượng vũ trang cách mạng đã tiến công vào trung tâm tỉnh lỵ đánh dấu một mốc son trong lịch sử đấu tranh của quân dân Gò Công.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thị xã Gò Công đẩy mạnh công việc phục hồi sau chiến tranh, chuyển dần những cơ sở dịch vụ hậu cần của quân đội ngụy trước đây sang những tổ sản xuất nông nghiệp, tổ sản xuất thủ công nghiệp, phục vụ đời sống. Cùng với sự phục hồi chung của đất nước, đời sống kinh tế - xã hội của thị xã cũng từng bước đi vào ổn định.

Từ năm 1987, thị xã Gò Công đã được xác định cơ cấu kinh tế “thương mại-dịch vụ-công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp-nông nghiệp”phát triển
theo hướng công nghiệp nhỏ. Việc chỉnh trang đô thị đã tạo nên những nét đổi mới ở nội thị, hoạt động thương mại, dịch vụ được thuận lợi
hơn. Các ngành công nghiệp được chú trọng, ngành điện tập trung ưu tiên cho sản xuất và phục vụ sinh hoạt. Các hợp tác xã thủ công nghiệp được
khuyến khích, đã thu hút hàng trăm lao động. Sản xuất nông nghiệp đã phát huy hiệu quả chương trình “ngọt hoá Gò Công”, đưa đời sống kinh tế
ở nông thôn ngày càng được cải thiện. Đến cuối năm 2000, kinh tế thị xã luôn ở mức tăng trưởng khá và ổn định, tạo tiền đề cho việc chuyển dịch
theo hướng công nghiệp, hoá hiện đại hoá.

Địa bàn thị xã Gò Công vốn là trung tâm văn hoá của vùng Gò Công. Nơi đây có truyền thống học hành, nhiều người đỗ đạt cao trong các kỳ thi xưa
rồi làm quan dưới các triều vua nhà Nguyễn. Ông Phạm Đăng Hưng đã từng làm quan Thượng thư dưới 3 triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị.
Con gái ông là bà Phạm Thị Hằng là vợ vua Thiệu Trị, là mẹ vua Tự Đức tức Thái hậu Từ Dũ nổi tiếng trong lịch sử. Đây cũng là quê hương của
nhà văn Hồ Biểu Chánh, nhà văn Sơn Vương... Trong những năm 1925-1930, tại đây đã có Nhà xuất bản Nữ lưu thơ quán của P han Thị Bạch Vân nổi
tiếng toàn quốc, tập hợp nhiều cây bút tiến bộ đương thời cổ động cho nữ giới mở mang học vấn và bảo vệ luân lý đạo đức. Đây cũng là quê
hương của nữ thi sĩ Lê Thị Kim (nữ sĩ Manh Manh), của bà Cao Thị Khanh, chủ bút tờ Phụ nữ tân văn... Những sản phẩm độc đáo của vùng Gò
Công như: điệu lý con sáo Gò Công, tủ thờ Gò Công hiện vẫn còn được lưu giữ. Ngoài ra, Gò Công còn có những di tích quan trọng như lăng Hoàng
Gia, đền thờ anh hùng Trương Định, đình Trung, miếu thờ Võ Tánh...

Định hướng phát triển tới năm 2010 là: xây dựng thị xã Gò Công thành một trung tâm thương mại – dịch vụ và phát triển công nghiệp chế biến,
trung tâm văn hoá, giáo dục-đào tạo vùng phía đông của tỉnh Tiền Giang. Để đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, sẽ hình thành cụm công nghiệp
Long Hưng, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật công trình phía Nam và bắc-đông bắc thị xã; hoàn chỉnh mạng lưới giao thông nội, ngoại thị,
giao thông đối ngoại; hoàn chỉnh mạng lưới điện, thông tin liên lạc cấp thoát nước … đảm bảo cho thị xã Gò Công phát triển n hanh và bền vững
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, văn minh tiến bộ vì mục tiêu “Dân giàu , nước mạnh, xã hội công bằng , dân chủ, văn minh”.

PHƯỜNG 1
Gồm 4 khu phố: 1, 2, 3 và 4. Trước Cách mạng tháng Tám, đây thuộc thôn Thuận Tắc, tổng Hòa Lạc, huyện Tân Hòa, phủ Tân An, tỉnh Gia Định.
Nguyên thuỷ thôn Thuận, thôn Thuận Ngãi vào đầu đời Gia Long, thuộc tổng Hòa Bình. Đời Minh mạng đổi lại là Thuận Tắc (Bình Thuận Tây),
Thuận Ngãi (Bình Thuận Đông) thuộc tổng Hòa Lạc. Ngày 31.3.1885, hai làng nầy nhập lại lấy tên là Thành Phố.
Trong kháng chiến chống Pháp, Thành Phố thuộc tổng Hòa Lạc Hạ, tỉnh Gò Công; Chính quyền thực dân Pháp đặt làng Thành Phố thuộc tổng Hòa Lạc Hạ, tỉnh Gò Công. Trong kháng chiến chống Mỹ, năm 1956, chính quyền VNCH đổi lại là xã Long Thuận thuộc quận Hòa Lạc, tỉnh Gò Công. Ta đặt xã
Long Thuận thuộc huyện Đông, tỉnh Gò Công.

Nằm ở trung tâm của thị xã; đông giáp phường 2; tây giáp phường 4; nam giáp phường 5; bắc giáp phường 3.Diện tích tự nhiên 49,0053 ha: thổ
cư 25,6651 ha, trồng lúa 0,8758 ha, vườn cây 3,5952 ha, chưa khai thác 7,0104 ha, đất chuyên dùng 11,8588 ha.
Dân số: 6.527 nhân khẩu (1.342 hộ); trong đó, nam 3.096, nữ 3.431; người Kinh 5.901, người Hoa 626; người theo Phật giáo 123, theo Công giáo 31, Tin Lành 6, Cao Đài 119 người. Tỷ lệ sinh năm 2004 là 1,3%, tử: 0,49%.
Ngành nghề sản xuất chính là thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp; nghề phụ: TTCN làm bánh, làm cần câu và lưỡi câu, và dịch vụ sửa chữa điện tử, xe máy, máy nổ, điện cơ, điện lạnh... Là khu vực đầu mối của các địa phương lân cận trong và ngoài thị xã, mức sống của người dân tương
đối, hộ khá và giàu chiếm 96,29%, hộ nghèo 3,71%.
Qua phường có tỉnh lộ 862 từ phường 4 qua phường 1 đến phường 2 về huyện Gò Công Đông dài 700m, đường Trần Hưng Đạo dài 600m... mạng lưới sông, rạch, cầu cống.. có sông Gò Công dài 1km, cầu Long Chánh trọng tải 25 tấn, bến Bạch Đằng.
Chợ cũ nằm tại phía bắc khu phố 1, buôn bán các loại hàng hóa nông sản, thủy sản, thực phẩm, tạp hóa; hàng ngày có khoảng trên 2.000. Chợ Thị
xã mới xây dựng năm 2004 trên nền khu bệnh viện Gò Công cũ nằm ở phía tây khu phố 1, chuyên kinh doanh các mặt hàng cao cấp, trang trí nội
thất, may mặc, giầy dép… hàng ngày có 1.000 - 1.500 người.
Trường mẫu giáo có 2 điểm trường, cơ sở vật chất, đầy đủ đáp ứng được việc dạy và học: trường mẫu giáo Hướng Dương tại khu phố 2 và khu phố 4 gồm 8 lớp 240 cháu và trường mẫu giáo tư thục Hoa Lan tại khu phố 3 với 3 lớp 90 cháu. Trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia, có 29 lớp, niên khóa 2004 - 2005 có 1.204 học sinh, hai lần được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng 2 và 3. Trường trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia có 29 lớp,
khoảng 1.240 học sinh, năm 2004 được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen trường tiên tiến.
Phường có mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Tuồng, 21 liệt sĩ, 21 thương binh, 43 gia đình có công với nước, 16 lão thành cách mạng, 1 Huân chương Chiến công hạng 3 của tập thể cán bộ, nhân dân; 39 huân, huy chương kháng chiến chống Pháp và Mỹ của cá nhân.

PHƯỜNG 2
Gồm 5 khu phố: 1, 2, 3, 4 và 5. Trong kháng chiến chống Mỹ, ta gọi địa bàn này là xã Long Thuận thuộc huyện Đông, tỉnh Gò Công; Chính quyền
VNCH đặt xã Long Thuận thuộc quận Hoà Lạc, tỉnh Gò Công.
Nằm ở phía nam thị xã; đông giáp xã Long Thuận; tây giáp phường 1; nam giáp
phường 5; bắc giáp phường 3.
Diên tích tự nhiên 71,34 ha: thổ cư 16,22 ha, trồng lúa 1,35 ha, vườn cây 16,85 ha.
Dân số: 7.669 nhân khẩu (1.563 hộ); trong đó, nam 4.608, nữ 3.061; người Kinh 1.532 hộ, người Hoa 31 hộ; Tôn giáo có: Phật giáo 577 người,
Công giáo: 152, Tin Lành: 14, Cao Đài: 61.
Ngành nghề chính là tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ; nghề phụ: lao động phổ thông, Phường 2 có 303 hộ giàu chiếm 19,38%, 76 hộ nghèo chiếm 4,86%.
Qua phường có tỉnh lộ 871 dài 300m, tỉnh lộ 862 dài 800m; Sông, rạch… có kinh Salisetti 1,5km, kinh Cầu H.
Trường mẫu giáo bán kiên cố hiện có 2 lớp, 2 phòng, 53 cháu; trường trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia với 28 lớp, 1.200 học sinh.
Toàn phường có 39 liệt sĩ, 37 thương binh, 1 lão thành cách mạng, 1 gia đình có công với nước, 36 huân chương của tập thể và cá nhân.
Đảng bộ phường 5 thành lập năm 1988, hiện có 112 đảng viên. Cùng với MTTQVN phường (thành lập năm 1987) là các tổ chức như Đoàn TNCSHCM (thành lập năm 1987), Hội TNVN (thành lập năm 1987), Hội PNVN (thành lập năm 1987), Hội Cựu chiến binh (thành lập năm 1992), Hội Nông dân (thành lập năm 1987), HĐND (thành lập năm 1989), UBND (thành lập năm 1987).

PHƯỜNG 3
Gồm 4 khu phố: 1, 2, 3 và 4. Nằm ở phía đông bắc thị xã, về phường theo đường Nguyễn Trọng Dân, khoảng 500m: đông giáp xã Long Hưng; tây giáp phường 2 và sông Gò Công; nam giáp phường 2 và xã Long Thuận; bắc giáp xã Long Hưng.
Diện tích tự nhiên 1.097,072 ha: thổ cư 29,537 ha, trồng lúa 9,5056 ha, vườn cây 63,457 ha, nuôi trồng thủy sản 7,2076 ha.
Dân số: 6.350 nhân khẩu (1.260 hộ); trong đó nam 2.999, nữ 3.351; người Kinh 6.334, người Hoa 15, người Khơme 1; Tôn giáo có: Phật giáo 170 người, Công giáo: 180, Tin Lành: 1, Cao Đài: 66. Số người di cư năm 2000 là 19, 2001: 29, 2002: 25, 2003: 22, 2004: 28; số người nhập cư năm 2000: 35, 2001: 29, 2002: 26, 2003: 31, 2004: 28.
Ngành nghề sản xuất chính là thương mại và dịch vụ. Những năm gần đây, kinh tế của phường tăng trưởng khá, xây dựng kết cấu hạ tầng có đầu tư để nâng cấp đường hẻm, xây dựng mới trụ sở khu phố, kinh doanh cá thể phát triển và có hiệu quả.
Qua phường có đường Nguyễn Trọng Dân dài 4km, đường Trần Hưng Đạo dài 3km...
Hiện toàn phường có 29 liệt sĩ, 12 thương binh, 24 lão thành cách mạng, 20 gia đình có công với nước, 35 huân chương cá nhân.
Đảng ủy phường 3 thành lập ngày 27-7-1994. Thành lập cùng ngày với MTTQVN phường (15-8-1994) là các tổ chức Đoàn TNCSHCM, Hội LHTNVN, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân...

PHƯỜNG 4
Gồm 5 khu phố: 1, 2, 3, 4 và 5. Trước Cách mạng tháng Tám, đây là thôn Thuận Tắc thuộc tổng Hoà Lạc Thượng, quận Tân Hoà, tỉnh Định Tường.
Thôn Thuận Tắc sau khi nhập với Thuận Ngãi (ngày 31.3.1885) đổi tên lại là Thành Phố. Năm 1956, xã Thành Phố đổi lại là Long Thuận.
Trong kháng chiến chống Pháp, ta gọi là xã Long Thuận thuộc huyện Gò Công; chính quyền thực dân Pháp gọi là xã Long Chánh và đặt thuộc tổng Hoà Lạc Thượng, quận Tân Hoà, tỉnh Định Tường. Trong kháng chiến chống Mỹ, xã Long Thuận thuộc thị xã Gò Công, tỉnh Gò Công; Chính quyền VNCH đặt xã Long Thuận thuộc quận Hoà Lạc, tỉnh Gò Công.
Nằm ở phía tây thị xã; đông giáp phường 3; tây giáp xã Long Chánh; nam giáp phường 5; bắc giáp xã Long Chánh.
Diện tích tự nhiên 151,0856 ha: thổ cư 10,5941 ha, trồng lúa 49,1419 ha, vườn cây 31,1883 ha, nuôi trồng thủy sản 2,8297 ha, chưa k hai thác 37,2517 ha.
Dân số: 7.638
nhân khẩu (1.433 hộ); trong đó, nam 3.434, nữ 4.204; người Kinh 7.620, người Hoa 12, người Khơme 2, người Chăm 1; Tôn giái có: Phật giáo 99
người, Công giáo: 25, Tin Lành: 4, Cao Đài: 1.813. Tỷ lệ sinh năm 2004: 1,548 %; tử năm 2004: 0,351%.
Ngành nghề chính là tiểu thủ công nghiệp. Tổng giá trị sản lượng công nghiệp và dịch vụ năm 2004 đạt 6,8 tỷ đồng. Về nông nghiệp, với việc áp dụng chương trình ngọt hóa Gò Công để cải tạo đất, thâm canh tăng vụ, từ 1 vụ lúa lên 3 vụ và trồng màu xen canh, cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn
trái đạt sản lượng và chất lượng cao. Hiện phường có 38 hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi, tỷ lệ hộ nghèo còn 0,45%, tỷ lệ hộ
giàu đạt 13,93%.
Hiện phường 4 có 2 bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 28 liệt sĩ, 10 thương binh, 2 lão thành cách mạng, 3 huân chương cá nhân và tập thể. Năm 2000, phường đạt danh hiệu phường văn hóa đầu tiên của tỉnh Tiền Giang.

PHƯỜNG 5
Gồm 4 khu phố: 1, 2, 3 và 4. Phường 5 được thành lập từ tháng 1/2004 trên cơ sở chia cắt một phần từ xã Long Hòa, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền
Giang.
Nằm ở phía đông thị xã Gò Công; đông giáp xã Long Thuận; tây và nam giáp xã Long Hòa; bắc giáp phường 1 và phường 2.
Diện tích tự nhiên 160 ha: thổ cư 11,4 ha, trồng lúa 40 ha, trồng cây và hoa màu 91,45 ha, chưa k hai thác 17,15 ha.
Dân số: 4.050 nhân khẩu; trong đó, người Kinh 4.030, người Hoa 20; Tôn giáo có: Phật giáo 279 người, Cao Đài: 27.
Ngành nghề chính là dịch vụ thương mại, tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp; nghề phụ: chăn nuôi gia súc, và các dịch vụ khác… Toàn phường hiện có 85 hộ kinh doanh, trong đó có 14 hộ kinh doanh thực phẩm chế biến, 32 hộ kinh doanh hàng công nghiệp, 39 hộ kinh doanh dịch vụ khách sạn và
dịch vụ sữa chữa. Phường hiện có 292 hộ giàu đạt 30,96%, 300 hộ khá đạt 31,81%, 333 hộ trung bình đạt 35,31%, 13 hộ nghèo chiếm 1,57%.
Qua phường có tỉnh lộ 862 dài khoảng 1,5km và đường vành đai phía nam thị xã đến ấp Việt Hùng xã Long Hòa dài khoảng 2,8 km có tuyến sông Gò Công chạy dọc giáp ranh địa giới phường 1, phường 2 và xã Long Thuận dài 3,5km kênh cấp thoát nước dài 1km. Phường 5 có một chợ họp từ 5 giờ đến 8 giờ sáng với 30 hộ kinh doanh nhỏ.
Trường mẫu giáo có cơ sở vật chất đầy đủ đáp ứng được nhu cầu dạy và học của 32 cháu. Trường tiểu học đã chuyển giao về xã Long Hòa và hiện nay ở phường 5 không có trường tiểu học. Trường trung học cơ sở có 12 lớp, 148 học sinh.
Trạm y tế phường có 1 bác sĩ, 4 y sĩ, trang thiết bị đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân Ngoài ra, địa bàn phường 5 có Bệnh viện Đa khoa khu vực Gò Công, các khu phố đều có tổ y tế, cộng tác viên phong trào y tế Quốc gia.
Đảng bộ phường 5 thành lập từ tháng 1/2004, hiện có 8 chi bộ trực thuộc, 47 đảng viên. Cùng với MTTQVN phường là các tổ chức khác như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn T hanh niên, Hội Cựu chiến binh, HĐND, UBND.

XÃ LONG CHÁNH
Gồm 4 ấp: Long Mỹ, Long Phước, Long Hưng, Long Bình. Thôn Long Chánh đời Minh mạng (1836) thuộc tổng Hòa Đồng, đời Thiệu Trị thuộc tổng Hòa Đồng Hạ. Trước Cách mạng tháng Tám, Long Chánh thuộc tổng Hòa Đồng Trung, tỉnh Gò Công. Trong kháng chiến chống Pháp, ta gọi là xã Long Thuận, tỉnh Gò Công; chính quyền thực dân Pháp đặt xã Long Thuận thuộc tổng Trung, quận Hoà Lạc, tỉnh Gò Công. Trong kháng chiến chống Mỹ, xã Long Thuận thuộc tỉnh Gò Công; chính quyền VNCH đặt xã Long Thuận thuộc quận Hoà Lạc, tỉnh Gò Công.
Nằm ở phía đông thị xã; đông giáp phường 4, xã Long Hưng và xã Tân Trung, huyện Gò Công Đông; tây giáp xã Thành Công và xã Yên Luông, huyện Gò Công Tây; nam giáp xã Long Hoà; bắc giáp xã Thành Công, huyện Gò Công Tây.
Diện tích tự nhiên 768,26 ha: thổ cư 16,37 ha, trồng lúa 513,7 ha, trồng rau, màu 37,59 ha, vườn cây 75,39 ha, nuôi trồng thủy sản 15,05 ha, chưa khai thác 5,03 ha, đất phi nông nghiệp 121,49 ha.

Dân số: 5.100 nhân khẩu (với 1.068 hộ); trong đó, nam 2.109, nữ 2.991; người Kinh 1.066, người Hoa 1, người Chăm 1. Tôn giáo hộ theo Phật giáo
15. Tỷ lệ sinh các năm - 2000: 1,9%, 2001: 1,8%, 2002: 1,7%, 2003: 1,7%, 2004: 1,7%.
Ngành nghề chính là sản xuất nông nghiệp; nghề phụ: mua bán nhỏ, tiểu thủ công nghiệp, sửa chữa ôtô. Hiện có khoảng 2,5% hộ giàu, 19,7% hộ nghèo.

Qua xã có Quốc lộ 50 mới mở dài 300m, tỉnh lộ 873B dài 3100m.… Sông, rạch, cầu cống... có sông Gò Công dài 3100m, rạch Gò Gừa dài 2.200m,
rạch Rô dài 1600m, rạch Thị Nguyệt dài 800m, cầu Bảy Lượm bằng bêtông, cống đập Gò Công, trạm cấp nước Tham Thu... Hiện xã có 2 mẹ Việt
Nam Anh hùng là Nguyễn Thị Công và Võ Thị Sẵng, 92 liệt sĩ, 9 thương binh, 45 lão thành cách mạng 103 huân chương của tập thể và cá nhân.
Chi bộ xã thành lập tháng 4/ 1987 với 11 đảng viên, đến năm 1991 thành lập Đảng bộ xã với 33 đảng viên. Cùng với MTTQVN xã (thành lập tháng
4/1987) là các tổ chức khác thành lập cùng thời điểm đó như Đoàn TNCSHCM, Hội LHTN, Hội Nông dân, UBND; Hội Cựu chiến binh (thành lập
6/12/1989), HĐND (thành lập tháng 7/1987), UBND (thành lập tháng 4/1987).

XÃ LONG HÒA
Gồm 5 ấp: Chợ Mới, Giồng Cát, Kim Liên, Tân Xã, Việt Hùng. Xã Long Hòa được thành lập từ ngày 30.04.1987, do tách ra từ xã Yên Luông, huyện Gò Công Tây (bao gồm 2/3 diện tích thuộc xã Yên Luông và 1/3 diện tích thuộc xã Bình Nghị và khóm 8, thị trấn Gò Công).
Nằm ở phía nam thị xã; đông giáp xã Long Thuận; tây giáp xã Yên Luông, huyện Gò Công Tây; nam giáp xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây và xã Bình Nghị, huyện Gò Công Đông; bắc giáp xã Long Chánh và phường 5. Diện tích tự nhiên 642,6 ha, trong đó: thổ cư 28 ha, trồng lúa 379, 769 ha,
vườn cây 84 ha, trồng màu 90, 625 ha, nuôi trồng thủy sản 15 ha. Dân số: 6.343 nhân khẩu 1.384 hộ; trong đó, nam 2973, nữ 3.370; người Kinh 6.341, người Hoa 2. Tôn giáo có: Phật giáo 45 người, Công giáo: 9, Tin Lành: 4, Cao Đài: 5, Hòa Hảo: 1. Tỷ lệ sinh 2004: 1%, tử: 0,23%.
Ngành nghề sản xuất chính là sản xuất nông nghiệp; nghề phụ: mộc, hồ, buôn bán nhỏ, nhà trọ, kinh doanh ăn uống. Hiện tỉ lệ hộ giàu chiếm 3%, hộ khá 15%, hộ trung bình 71,07%, hộ nghèo 12,92%.
Qua xã có đường 862 độ dài 1.030m, đường 877 dài 1650m, hương lộ 7 dài 1.300m, đường Võ Duy Linh dài 1350m... Sông, rạch, cầu cống... có rạch Gò Công dài 1400m, kinh Salisetti dài 1050m, kinh 14 dài 4475m, kinh 12 dài 700m; cầu Thầy Năm; cống kinh Kháng Chiến...
Trạm y tế với trang thiết bị đầy đủ có 1 bác sĩ, 2 y sĩ.
Hiện toàn xã có 6 bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 13 thương binh, 69 liệt sĩ, 3 lão thành cách mạng, 68 gia đình có công với nước, 37 huân chương của
tập thể và cá nhân.
Đảng bộ xã Long Hòa thành lập ngày 30/04/1987 với 32 đảng viên. Hiện nay Đảng bộ có 8 chi bộ, 52 đảng viên. Cùng với MTTQVN xã (thành lập ngày 30/04/1987) là các tổ chức Đoàn TNCSHCM (thành lập ngày 30/04/1987), Hội LHTNVN, Hội phụ nữ (thành lập ngày 30/04/1987), Hội Cựu chiến binh (thành lập ngày 1/1/1990), Hội Nông dân (thành lập ngày 30/4/1987), HĐND, UBND (thành lập ngày 30/04/1987).

XÃ LONG HƯNG
Thành lập năm 1987 trên cơ sở chia tách từ một phần ấp Bờ Kinh, một phần ấp cầu Bà Trà thuộc xã Tân Đông, một phần khóm 11 và một phần khóm 12 thị trấn Gò Công.
Nằm ở phía bắc thị xã, về xã theo Quốc lộ 50 dài khoảng 3km, theo tỉnh lộ 871 dài 2.5km; đông giáp xã Long Thuận; tây giáp xã Long Chánh; nam
giáp phường 3 và phường 4; bắc giáp xã Tân Đông và xã Tân Trung, huyện Gò Công Đông.
Diện tích tự nhiên 657.2203 ha: thổ cư 16.3255 ha, trồng lúa 403.3294 ha, vườn cây 85.4516 ha, nuôi trồng thủy sản 9.5391 ha, trồng màu 52.8739
ha, đất chuyên dùng 47.3875 ha.
Dân số: 4.620 nhân khẩu (1.072 hộ); trong đó, nam 2.309, nữ 2.311, đều là người Kinh; hộ theo Phật giáo 84, theo Công Giáo 22, Cao Đài 112, Tin Lành 19. Tỷ lệ sinh năm 2004 là 1,45%, tử 0,34%.
Ngành nghề chính là trồng lúa nước; nghề phụ: chăn nuôi, trồng hoa màu, buôn bán tạp hóa, vận tải hành khách.
Qua xã có Quốc lộ 50 dài 3 km, tỉnh lộ 871 dài 2,5km, đường Trần Hưng Đạo nối dài tỉnh lộ 871 dài 5km; mạng lưới sông, ngòi...: có sông Gò Công dài 4km, sông Sơn Qui dài 1,3km, kênh Rạch Lá dài 750m, kênh Hòa Thạnh 1,2km; cầu Sơn Qui, cầu kênh 3/2 Hưng Hòa; cống kênh 7 Dân (Quốc lộ 50); bến xe khách nằm trên địa bàn ấp Hưng Hòa...
Xã Long Hưng không có trường mẫu giáo, các cháu chủ yếu học ở các trường mẫu giáo của thị xã. Xã cũng không có trường tiểu học, chỉ có 2 điểm
phụ ở ấp Hưng Phú và ấp Hưng Thạnh với 5 phòng học cấp 4. Riêng điểm chính đặt tạm tại trường trung học cơ sở phường 3, 22 lớp, 634 học sinh.
Trạm y tế có tổng diện tích 120m2 gồm 5 phòng với trang thiết bị chưa đủ có 1 bác sĩ, 3 y sĩ, 1 y tá, 1 dược sĩ trung cấp, 1 cán bộ điều dưỡng, 2 lương y.
Hiện toàn xã có 27 liệt sĩ, 9 thương binh, 2 lão thành cách mạng, 45 gia đình có công với nước, 33 huân chương của tập thể và cá nhân.
Chi bộ xã Long Hưng thành lập tháng 3-1987 với 12 đảng viên. Hiện nay, Đảng bộ xã có 66 đảng viên. Cùng với MTTQVN xã (thành lập vào ngày
24-3-1987) là các tổ chức khác như Hội Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến xinh, Đoàn TNCSHCM, Hội LHTNVN, HĐND, UBND.

XÃ LONG THUẬN
Gồm 4 ấp: Gò Tre, Thuận Hoà, Xóm Dinh, Thuận An. Nguyên là làng Thành Phố đổi tên vào năm 1956.
Trong kháng chiến chống Mỹ, xã Long Thuận thuộc huyện Hoà Lạc, tỉnh Gò Công; chính quyền VNCH đặt xã Long Thuận thuộc quận Hoà Lạc, tỉnh Gò Công. Nằm ở phía đông thị trấn; giáp xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông; tây giáp phường 3; nam giáp xã Bình Nghị, huyện Gò Công Đông; bắc giáp xã Long Hưng.
Diện tích tự nhiên 615,3266 ha: thổ cư 34, 8263 ha, trồng lúa 315,7315 ha, vườn cây 183, 8807 ha, nuôi trồng thuỷ sản 56,189 ha.
Dân số: 6.707 người; trong đó, nam 2.950, nữ 3.757; hộ người Khơme 2;
Tôn giáo có: Phật giáo 1.379 người, Tin Lành: 4, Cao Đài 62.
Ngành nghề chính là nông nghiệp; nghề phụ: tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ. Hiện nay, nhiều gia đình mở rộng kinh doanh, thu nhập cao hơn trước. Lao động không có việc làm phải đi làm thuê ở nơi khác chiếm gần 20%, số hộ nghèo đã giảm dần: còn 100 hộ loại B và 9 hộ loại A đã thoát nghèo, thất nghiệp 40 người. Qua xã là Quốc lộ 50, tỉnh lộ 871 dài 12km, huyện lộ 3,3km, đường liên xã Nguyễn Văn Côn - Nguyễn Huệ; Sông, rạch, cầu cống... có kinh Trần Văn Dõng, kinh cống lớn, cầu đúc Xóm Sọc, cầu Xóm Dinh...
Chợ xã đặt ở ấp Thuận An, họp từ 4 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Trường mẫu giáo với cơ sở vật chất đầy đủ, có 4 lớp, 926; trường tiểu học mới được xây dựng và đạt chuẩn Quốc gia, có 1.404 học sinh. Trạm y tế xã với trang thiết bị đầy đủ, có 1 bác sĩ, 3 y sĩ. Hiện toàn xã có 7 bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 87 liệt sĩ, 10 thương binh, 19 lão thành cách mạng, 19 gia đình có công với cách mạng, 120 gia đình có công với nước.
Chi bộ Đảng xã thành lập năm 1987. Trong xã còn có các tổ chức như MTTQVN,
Đoàn TNCSHCM, Hội LHTNVN, Hội phụ nữ, Hội CCB, Hội nông dân, HĐND, UBND.
hvanthuc
hvanthuc
Admin

Tổng số bài gửi : 33
Join date : 01/12/2009
Age : 33
Đến từ : TX Gò Công

Về Đầu Trang Go down

Nét Chung về Gò Công - Thị xã Gò Công Empty Re: Nét Chung về Gò Công - Thị xã Gò Công

Bài gửi by 1111 Thu Nov 11, 2010 12:42 am

Bài viết này nên bỏ bớt đi một số ít ý tự chế vào và cần ghi rỏ nguồn này được trích từ đâu? cho cụ thể xin đừng làm mạng nhé. Chào và góp ý hãy viết bằng chính kiến và lương tâm để thể hiện tính năng động và xây dựng chất xám tốt tụ có của người gò công, đừng tự nhiên như người hà nội Sad Sad

1111

Tổng số bài gửi : 2
Join date : 11/11/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết